Thần đồng của Barca chơi ấn tượng, còn đóng góp một pha kiến tạo, trước khi tiếp tục đá chính ở cuộc so tài với Italy mà đội bóng xứ đấu bò thắng 1-0 nhờ bàn đá phản của đối thủ.
Không nghi ngờ gì, Lamine Yamal là một trong những sao trẻ ấn tượng nhất ở EURO 2024lần này. Anh chàng còn gây sốt với hình ảnh ‘hậu trường’, tham gia tranh tài EURO 2024 nhưng buổi tối vẫn không quên học và làm bài tập về nhà!
Do đang trong độ tuổi đến trường nên Yamal dù làm nhiệm vụ cho tuyển Tây Ban Nha, không có ngoại lệ, được thầy cô yêu cầu nộp đủ các bài tập. Do vậy, ‘thần đồng’ bóng đá trong vai người thường – một học sinh ngoan, tranh thủ làm các bài tập lúc rảnh rỗi.
Có nguồn đã thông tin rằng, Tây Ban Nha thậm chí có thể bị phạt 30.000 euro vì để Lamine Yamal làm việc vào ban đêm. Bởi luật Đức quy định, các cá nhân dưới 18 tuổi không được làm việc sau 8 giờ tối (với VĐV là 11 giờ tối – giờ địa phương). Điều này áp dụng với cả những người nước ngoài làm việc tại Đức.
Nếu áp dụng đúng luật thì quả Tây Ban Nha dễ vi phạm, với những trận đấu diễn ra ở khung giờ sau (8 giờ tối) và Yamal cùng đội phải đá hiệp phụ lẫn penalty chẳng hạn. Tuy nhiên, điều này được cho không có gì nghiêm trọng và người Đức có thể… bỏ qua cho Tây Ban Nha!
Không chỉ gây sốt với việc đi tranh tài EURO 2024 vẫn chăm chỉ làm bài tập về nhà nộp thầy cô, Lamine Yamal còn được tờ Diario Sport tiết lộ thông tin khiến sao trẻ này càng được yêu mến hơn.
Cụ thể, tuy là một trong những cầu thủ đang hưởng lương thấp nhất ở Barca (trong lúc chờ CLB tăng lên mức tương xứng), Yamal cho thấy là một người cháu, người con rất có hiếu với gia đình. Chàng trai trẻ đã dùng tiền kiếm được mua 3 căn nhà ở Barcelona và quanh đó, bao gồm 1 căn cho bố, 1 căn cho mẹ và 1 căn cho bà ngoại.
Lamine Yamal rất quan tâm đến gia đình và nguồn cội của mình, muốn đảm bảo những người thân được hưởng điều kiện sống tốt nhất có thể.
Tại EURO 2024, Lamine Yamal cùng Tây Ban Nha đã lấy vé sớm vào vòng 16 đội sau 2 trận toàn thắng. Luột cuối bảng B, họ sẽ gặp Albania lúc 2h ngày 25/6, trong khi Italy tranh vé với Croatia.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể tận hưởng trọn vẹn VCK UEFA EURO 2024 miễn phí trên TV360 tại: https://tv360.vn/
Lịch thi đấu SEA Games 32 hôm nay 6/5
Xem lịch thi đấu môn bóng đá SEA Games 32 tại đây
- Đòi hỏi của xã hội với nhân lực ngày càng cao, theo ông các trường đại học cần làm gì để bắt kịp xu thế?
Giáo trình đào tạo phải mở, theo xu hướng xã hội, khoa học kỹ thuật, công nghệ. Phần thực hành phải chiếm thời lượng lớn. Hiện nay, câu chuyện này rất khó khăn.
Ví dụ, việc đào tạo thanh nhạc của Việt Nam. Giới trẻ rất thích âm nhạc của Hàn Quốc, phương Tây… Các cơ sở đào tạo lúng túng và đặt câu hỏi, chương trình, bài giảng sẽ ra sao để đáp ứng đòi hỏi của xã hội?
Đại diện Trường ĐH Thăng Long đã sang Hàn Quốc học tập và thấy rằng, đào tạo thanh nhạc của họ khác xa với suy nghĩ truyền thống của chúng ta. Nó là 1 dây chuyền sản xuất công nghiệp. Họ đào tạo ra 1 nghệ sĩ biết hòa âm, phối khí, đánh một loại nhạc cụ, nhảy, thu âm. Để tốt nghiệp, sinh viên phải thi hát đơn, hát nhóm, tự sáng tác, ra được MV…
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cũng dẫn chứng Hàn Quốc - một đất nước có điều kiện tương đồng về văn hóa, có nhiều điểm gần giống với Việt Nam nhưng họ rất thành công trong công nghiệp văn hóa, "Chỉ một ban nhạc Hàn Quốc đóng góp gấp 20 lần nhà máy Hyundai".
Ví dụ như trên để thấy rằng, nếu chương trình không thay đổi thì sẽ bị tụt hậu, sinh viên không có những kiến thức hợp thời. Đó cũng chính là một nguyên nhân gây thất nghiệp.
Kinh nghiệm và trải nghiệm luôn song hành
- Quay trở lại câu chuyện việc làm, có điểm bất lợi của sinh viên mới ra trường là chưa có kinh nghiệm, nhưng không đồng nghĩa với việc thiếu đi sự trải nghiệm. Cơ sở giáo dục phải chuẩn bị gì cho sinh viên?
Kinh nghiệm và trải nghiệm luôn song hành với nhau. Làm gì cho sinh viên để khi ra trường sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, đáp ứng được xu hướng phát triển của thế giới? Đó là câu hỏi mà mẹ tôi, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính - người sáng lập trường Đại học Thăng Long đã đặt ra.
Hiện bà vẫn là Chủ tịch Hội đồng trường. Tư tưởng “làm mọi điều tốt nhất cho sinh viên” của bà được hội đồng trường tiếp lửa, coi là yếu tố sống còn của trường trong thời đại 4.0.
Không có gì tốt bằng được trải nghiệm cuộc sống thực tế, cập nhật kiến thức, tư duy mới nhất ngay từ khi học đại học. Vì vậy, trường ĐH Thăng Long đã được xây dựng, thiết kế theo mô hình đô thị đại học.
Ngôi trường như một xã hội thu nhỏ. Các em có thể sinh hoạt từ sáng tới tối, có quán ăn, quán cà phê, rạp chiếu phim, sân thể thao bóng truyền, bóng rổ, bóng bàn, tập gym, sân vườn có các phòng tự học… Trong phòng tự học, các em có thể học, trao đổi…
Trong đô thị này có 25 câu lạc bộ, các em được phát huy niềm năng, thỏa mãn đam mê, giao tiếp… Trường tổ chức nhiều sự kiện lớn về thể thao, văn nghệ, thu hút được lượng lớn sinh viên, thanh niên ở ngoài tới để cùng sinh hoạt.
Đô thị đại học là tiền đề về xu hướng thế giới Happy school (trường học hạnh phúc), nơi mà các em sinh viên hạnh phúc, được quan tâm, chăm sóc như chính ngôi nhà của mình.
Sau 35 năm ra đời, mô hình của trường Đại học Thăng Long đã có những thành công nhất định. Chúng tôi tự hào khi sinh viên ra trường có kiến thức sát với thực tế và được các tập đoàn lớn, nhà tuyển dụng đánh giá cao về sự sáng tạo, năng động, tư duy đổi mới, linh hoạt và khả năng ứng dụng tốt về máy móc, công nghệ mới.
Theo báo cáo đánh giá của TT Kiểm định chất lượng giáo dục năm 2018, ĐH Quốc gia Hà Nội (thực hiện 5 năm một lần), tỷ lệ sinh viên trường Đại học Thăng Long tốt nghiệp có việc làm ngay năm đầu là 93,7%. Là đơn vị giáo dục, chúng tôi rất vui mừng.
- Mùa tuyển sinh đang đến, trước nhiều băn khoăn của học sinh. Lời khuyên của ông một cách ngắn gọn nhất?
Các em đang ở tuổi đẹp nhất của đời người nên hãy lựa chọn con đường để mình phát triển rực rỡ nhất. Hãy chọn một ngành phù hợp với năng lực, yêu thích, theo xu hướng của thời đại và chọn một môi trường văn minh, nơi các em được học tập, rèn giũa một cách đúng nghĩa.
Lệ Thanh (thực hiện)
" alt=""/>Tuyển sinh 2023: 4 điều cần cân nhắc trước khi chọn trường, chọn nghề